Trang sức bằng vàng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đây là mặt hàng có giá trị cao, lại đặc thù nên hiếm có ai hiểu hết về chất liệu bên trong của chúng. Thậm chí, nhiều trường hợp mua phải vàng giả, vàng kém phẩm chất, chưa đủ tuổi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì chúng tôi sẽ hướng dẫn cách phân biệt vàng 10K, 14K, 18K, 24K và vàng trắng chuẩn xác.
Định nghĩa về chữ K
Các sản phẩm trang sức cao cấp từ vàng trên thị trường hiện nay đa số đều được chế tác từ vàng nguyên chất (99.99% là vàng) và pha một số kim loại và hợp chất khác. Vàng nguyên chất khá mềm nên rất khó để gia công và tạo thành các sản phẩm tinh xảo. Các đồ trang sức có độ bền và độ bóng cao hay kết hợp với đá quý, kim cương.
Do vậy các thợ kim hoàn đã pha thêm các hợp kim khác vào vàng để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Quá trình điều chế đó có thêm vào ít hay nhiều các hợp chất dựa trên bảng đơn vị gọi là K (karat).
Vàng nguyên chất có hàm lượng 99.99% vàng được gọi là vàng 24k hay người dân hay gọi là vàng ta. Các doanh nghiệp, người dân thường tích trữ loại vàng này. Ý nghĩa của chữ số K đó là càng thấp thì tỷ lệ vàng trong sản phẩm càng ít, để đổi ra % hàm lượng vàng chúng ta dùng công thức:
Lấy số K/24 x 100%
Ví dụ : vàng 18k sẽ được tính như sau : ta có 18/24= 0.75 x100% => có 75% là vàng nguyên chất trong sản phẩm.
Tỷ lệ vàng trong sản phẩm trang sức vàng càng cao thì sản phẩm đó càng có giá trị, cho nên số K càng cao thì đồng nghĩa với giá trị sản phẩm đó cũng tăng lên tương ứng. Trong đời sống người ta thường gọi vàng theo độ tuổi, như vàng 18k (75%) thường gọi là vàng 7.5 tuổi, vàng 10k(xấp xỉ 40%) gọi là vàng 4 tuổi.
Tuổi vàng | Hàm lượng vàng | Hàm lượng hợp kim |
Vàng 10K | 41,6% | 58,4% |
Vàng 14K | 58,5% | 41,5% |
Vàng 18K | 75% | 25% |
Vàng 24K | 99,99% | 0,01% |
Cách phân biệt vàng 10K, 14K, 18K, 24K
Để phân biệt vàng 10K, 14K, 18K, 24K và vàng trắng có rất nhiều cách. Trong đó, bạn có thể nhận biết qua cảm quan và một vài mẹo nhỏ.
Nhận biết sự khác nhau giữa vàng 10K, 14K, 18K, 24K
Thông qua đặc tính: Trong số các loại vàng 10K, 14K, 18K, 24K thì vàng 24k là mềm nhất vì nó là vàng nguyên chất. Vàng 10K,14K,18K là hợp chất được pha kim loại nên cứng, bền và giá rẻ hơn.
Thông qua màu sắc: Vàng 10k, 14k, 18k, 24k có sự khác biệt lớn về màu sắc. Vàng 24k nguyên chất hoàn toàn nên có màu vàng đậm. Vàng 10k, 14k là hỗn hợp chứa tỷ lệ kim loại cao nên có màu sắc tươi sáng và dễ phai màu. Riêng vàng 18k tỷ lệ vàng nguyên chất đến 75% nên màu sắc không khác biệt quá lớn so với vàng 24k.
Thông qua nét tinh xảo: Do vàng 10k, 14k, 18k, vàng trắng cứng nên các món trang sức được chế tác từ nguyên liệu này khá là tinh xảo. Trang sức vàng 10k, 14k, 18k, vàng trắng đa dạng kiểu dáng và thường được đính kèm các loại đá quý. Vàng 24k mềm nên rất ít khi được dùng để chế tác trang sức, đa phần được dùng để tích trữ hoặc trao đổi, giao dịch.
Mẹo nhỏ phân biệt vàng 24K, 18K với 10K, 14K
Kiểm tra các chi tiết chạm trổ và vết khắc: Bạn quan sát các vết chạm trổ, khắc trên trang sức, nếu có màu đẹp, các cạnh không bị đổi màu, thì đó đích thị được làm từ vàng 24K hoặc 18K. Trường hợp các vết chạm trổ, điêu khắc xuất hiện màu xanh lá cây hoặc đen thì đó có thể là vàng pha kim loại.
Cắn vàng: Đây là cách thử vàng khá phổ biến và dễ thực hiện. Nếu bạn dùng răng cắn mà để lại dấu thì đó là vàng 24k vì vốn dĩ vàng này dẻo mềm. Ngược lại khi bạn cắn mà không để lại dấu thì đó là vàng pha kim loại.
Dùng nam châm: Do vàng 24K nguyên chất nên chắc chắn nam châm sẽ không hút. Tuy nhiên, cách này đôi khi chưa chính xác vì một số nơi tinh vi pha vàng với kim loại có tính trơ cao khiến nam châm không hút được.
Dùng axit nitric: Bạn cho vàng vào dung dịch axit nitric. Nếu vàng chuyển sang màu xanh thì đó là kim loại hoàn toàn. Nếu món trang sức đó không đổi màu đó là vàng 24K. Trường hợp trang sức chỉ chuyển sang màu hơi nâu thì đó là vàng 10K, 14K, 18K hoặc vàng trắng.
Thử lửa: Bạn dùng mỏ đốt có nhiệt độ từ 1000 đến 1500 độ để nung vàng. Nếu là vàng 10K, 14K, 18K, 24K và vàng trắng thì khi nóng chảy có dạng hình giọt nước. Lúc để nguội chúng sẽ co lại vào nhau. Ngược lại, khi bị đun nóng tan chảy thành dòng và không co lại thì đó là kim loại hoặc hợp kim.
Dùng gốm không tráng men: Bạn lấy món trang sức chà lên bề mặt gốm không tráng men. Nếu thấy xuất hiện vệt vàng thì đó đích thị được làm từ 10K, 14K, 18K, 24K. Trường hợp trang sức để lại vệt đen trên gốm thì đó là kim loại mạ vàng.